Nhiều sọt cá cơm tươi đầy ắp chuẩn bị bán cho thương lái.Tàu cá công suất 145 CV hành nghề lưới cơm ven đảo cập bờ sau một đêm thả lưới tại ngư trường ven đảo. Ngư dân Đặng Vinh, trú thôn Tây xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn đang cùng bạn chài khẩn trương chuyển những phên cá cơm than còn tươi rói lên bờ để bán cho tư thương.Ngư dân Vinh cho biết đây là đêm thứ 2 tàu của ông khai thác đạt sản lượng cao, trung bình mỗi đêm tàu của ông đánh bắt được trên 1,5 tấn cá cơm than. Với giá bán tại bến là 15 ngàn đồng/kg, trừ chi phí dầu mỡ;... mỗi đêm toàn tàu cho thu nhập trên 15 triệu đồng.“Thời điểm sau tết là vào mùa cá cơm than chính vụ, do vậy, năm nay tranh thủ thời tiết thuận lợi, chúng tôi cho tàu vươn khơi để làm ăn, mỗi đêm thu nhập một lao động đạt...
Vào những ngày này, bà con nông dân ở xã Thượng Mỗ đang hối hả thụ hoạch bưởi tết.Vườn bưởi tôm vàng của anh Nguyễn Văn Thuận. Ảnh: H.HĐược biết, năm 2012, bưởi tôm vàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể với tên gọi “Bưởi tôm vàng Đan Phượng".Anh Nguyễn Văn Thuận (37 tuổi) ở đội 1, xã Thượng Mỗ cho hay: Nhiều người gọi bưởi tôm vàng là đệ nhất bưởi cũng phải, bởi giống bưởi này khi chín không chỉ có màu sắc vàng tươi rất đẹp, khi ăn có vị ngọt dịu đặc trưng, mà còn có mùi thơm đặc biệt, đến độ mà người ăn chỉ cần sờ vào vỏ thôi, dù rửa tay bằng xà phòng vẫn không thể hết mùi thơm trên tay.Theo anh Thuận, với diện tích hơn 6 sào, trồng hơn 100 cây bưởi, trung bình mỗi năm gia đình anh có thu...
Nơi đây có những bí quyết nấu rượu riêng được truyền từ đời cha ông để níu giữ những người thích thưởng rượu. Chính vì thế,vào dịp cận Tết, rất nhiều người từ các nơi khác đến hỏi mua rượu Ngự Câu truyền thống.Rượu Ngự Câu được đựng trong chumCả thôn hiện còn 27 lò nấu rượu, đa số là người cùng trong một dòng họ. Trong số đó, ông Đào Văn Kiệt là người có kinh nghiệm lâu năm nhất.Ông Kiệt năm nay 63 tuổi nhưng đã có 50 năm kinh nghiệm nấu rượuCứ 4 giờ sáng là hai vợ chồng ông bà Kiệt đã phải dậy nhóm lửa để nấu cơm rượu. Gạo phải ngâm từ tối hôm trước mới kịp làm. Vì nấu rượu suốt ngày nên ông bà phải ngâm gạo liên tục mới đủ làm.Theo ông Kiệt, rượu phải được nấu từ gạo nếp hoặc gạo quy 5. Đặc biệt, phải dùng men bắc...
Những ngày cuối tháng Chạp, cơ cở sản xuất các loại bánh in của ông Huỳnh Tấn Ánh, ở thôn 3, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thêm rộn ràng. Trên 10 lao động tất bật làm bánh, sấy bánh và . Mỗi ngày, cơ sở của ông Ánh làm hơn 1.200 cái bánh các loại, như bánh đậu xanh, bánh dẻo, bánh dừa nướng.Ông Ánh theo nghề làm bánh 30 năm nay. Cơ sở làm bánh in của ông Ánh sản xuất cung cấp cho tiểu thương khắp nơi từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi đến thành phố Đà Nẵng. Ông Huỳnh Tấn Ánh cho biết: Dịp Tết này, cơ sở của ông thu lãi hơn 200 triệu đồng; mỗi lao động thu nhập từ 4,5 - 7,5 triêu triệu đồng một tháng.“Nhân dịp Tết nhiều người đặt hàng, bánh sản xuất quanh năm nhưng Tết doanh thu khá hơn. Nghề bánh này mang lại hiệu quả. Lượng hàng người ta đặt rất...
Bánh chưng Vĩnh Hòa nổi tiếng thơm ngon, không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang Nhật Bản. Riêng trong tháng Tết, mỗi hộ gia đình làm bánh đã nhận đơn đặt hàng khoảng từ 5.000 - 9.000 chiếc bánh chưng, đem lại thu nhập khoảng 50 – 100 triệu đồng/hộ.Lá dong để gói bánh chưng được rửa sạch sẽ.Nhân của bánh chưng Vĩnh Hòa được làm từ các nguyên liệu gồm: đậu xanh, thịt lợn và hành củ. Riêng tháng Tết, mỗi gia đình tại làng nghề làm bánh, bún Vĩnh Hòa thu nhập khoảng 50 – 100 triệu đồng/hộ. Riêng tháng Tết, mỗi gia đình tại làng nghề làm bánh, bún Vĩnh Hòa thu nhập khoảng 50 – 100 triệu đồng/hộ. Bánh chưng Vĩnh Hòa sau khi gói được buộc chặt bằng lạt một cách đẹp mắt. Bánh chưng Vĩnh Hòa được nấu liên tục trong 6 tiếng đồng...
Những ngày này, gia đình ông Yên phải huy động mọi thành viên trong gia đình làm bánhBí quyết nấu bánh chưng ngonĐến làng Vĩnh Hòa (xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) những ngày này mới cảm nhận được không khí Tết đang tới rất gần với mọi người, mọi nhà nơi đây. Cái tên Vĩnh Hòa nổi tiếng với nghề làm bánh chưng xanh, bánh tét cả trăm năm nay.Được công nhận là làng nghề vào năm 2008, bánh chưng Vĩnh Hòa ngày càng được người tiêu dùng biết đến vì lá xanh, nếp dẻo thơm ăn một lần là nhớ mãi. Cũng bởi thế mà dù xa đến đâu, nhiều người cũng tìm về đặt bánh ở đây để ăn Tết và làm quà biếu.Riêng với người dân nơi đây họ thường gọi vui nghề của mình là nghề “gói Tết” cho muôn nhà. Đơn giản vì khi cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, để tiết...
Anh Thuận thu hoạch bưởi bán cho khách tại nhà vườn của gia đình.Vào những ngày này, bà con nông dân ở xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tấp nập thụ hoạch bưởi Tết. Anh Nguyễn Văn Thuận (37 tuổi) ở đội 1, xã Thượng Mỗ cho hay: Nhiều người gọi bưởi tôm vàng là đệ nhất bưởi cũng phải, bởi giống bưởi này khi chín không chỉ có màu sắc vàng tươi rất đẹp, khi ăn có vị ngọt dịu đặc trưng mà còn có mùi thơm đặc biệt, đến độ mà người ăn chỉ cần sờ vào vỏ thôi, dù rửa tay bằng xà phòng vẫn không thể hết mùi thơm trên tay.Theo anh Thuận, với diện tích hơn 6 sào, trồng hơn 100 cây bưởi, trung bình mỗi năm gia đình anh có thu nhập gần 200 triệu đồng. Điều đáng nói là dù cho thu nhập cao, nhưng chi phí đầu tư cho cả vườn bưởi rất ít nên vợ...
Những vựa cam chín mọng được người dân các xã ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Thượng Lộc (Can Lộc) đang chăm sóc từng ngày để "xuất Tết". Với khí hậu thuận lợi, năm nay người dân trồng cam bù ở huyện Hương Sơn bội thu đưa về tiền tỷ cho người nông dân.Chùm ảnh PV Tiền phong ghi lại tại "thánh địa cam bù" ở huyện Hương Sơn và Thượng Lộc.Trong các xã của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), cam bù được trồng nhiều nhất ở các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường…Ông Trần Ngọc Kiên, Chủ tịch UBND xã Sơn Mai cho biết, trong xã có hơn 200 hộ dân trồng cam bù với diện tích hơn 280ha, tổng sản lượng thu nhập 2017 gần 40 tỷ.“Cam bù là loại cây phát triển chủ lực của xã, nhiều hộ gia đình cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm. So với những năm trước, cam bù năm nay có năng suất cao,...
Ông Đào Văn Đức, Trưởng Chương trình phát triển vùng huyện Triệu Phong, đã đưa chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau theo phương pháp canh tác tự nhiên (CTTN) của chị Hoàng Thị Yến thôn An Trú, xã Triệu Tài, một trong những vườn “rau mẫu” của địa phương.Tiến sỹ Chang Pyo Lee (ngoài cùng, bên phải) hướng dẫn canh tác rau phương pháp tự nhiênVừa đến đầu ngõ, chúng tôi đã thấy màu xanh của những luống rau đa màu sắc, nhiều chủng loại. Xen giữa vườn cà lúc lĩu quả là những luống rau dền đỏ mơn mởn đang độ thu hoạch; những luống gừng vừa mới nhú mầm, xen kẽ với rau lang, cải, xà lách, rau thơm.Chị Yến cho biết, khoảng giữa năm 2015, chị cùng 4 hộ trong thôn, được Chương trình phát triển vùng huyện Triệu Phong chọn thực hiện mô hình trồng rau, nuôi gà sạch theo...
Gia đình anh Lê Hoàng Điệp ở xóm Tân Thành, xã Nghĩa Hiếu (Nghĩa Đàn) trồng 700 gốc ổi đã 4 năm nay. Để trồng ổi thu nhập cao, bí quyết của anh Điệp là “bắt” ổi ra quả quanh năm và trồng xen các cây ngắn ngày có giá trị khác.Theo chia sẻ của anh Điệp, ổi là cây trồng cần nhiều thời gian chăm sóc, ngoài công bọc quả, tỉa nhánh thì phải làm cỏ, tưới nước. Ổi có hai mùa là tháng 6, 7 và cuối năm. Ổi tháng 6, tháng 7 là mùa chính nhưng do nắng và mưa nhiều nên không ngon, đây cũng là thời điểm giá ổi rẻ nhất.Vườn ổi của anh Lê Hoàng Điệp cho quả quanh năm. Ảnh: Đinh ThùyĐể hãm ổi ra quả vào dịp này và để cây ổi ra quả quanh năm thì không phải người trồng ổi nào cũng làm được. Anh Điệp cho biết: "Muốn ổi ra hoa, quả quanh năm, mình phải làm cho cây ổi bị...
Address: Tòa nhà Minh Long, 38 Bà Huyện Thanh Quan,Quận 1, Hồ Chí Minh
Phone: 0919.052.589
Email: [email protected]
Sitemap | Copyright © 2018 - All rights reserved.