Vào thời điểm này, làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội) hay còn gọi với cái tên làng “bánh chưng” tất bật, nhộn nhịp hơn. Xe chở bánh, lá dong ngược xuôi khắp đường làng, ngõ xóm. Theo những người dân tại đây, từ rằm tháng Chạp đến đầu tháng Giêng Âm lịch là khoảng thời gian bận rộn nhất trong năm.Thoăn thoắt với đôi bàn tay khéo léo, bà Nguyễn Thị Mai – người có kinh nghiệm 40 năm gói bánh chưng chia sẻ: “Hồi xưa, sau khi đi học về tôi lại tranh thủ gói bánh giúp bố, mẹ. Nghề của ông cha để lại, làm dần thành quen và đến bây giờ khi đi lấy chồng tôi vẫn gắn bó với nghề này”.Để có chiếc bánh chất lượng, nguyên liệu làm bánh được các hộ dân làng nghề chuẩn bị rất kỳ công. Theo đó, lá dong dùng để gói bánh phải là loại lá bánh tẻ đặt...
Bánh tráng thì đâu cũng làm nhưng đã ăn thứ bánh của mảnh đất Cần Thơ thì ai cũng muốn thử lại nhiều lần, bởi lẽ những chiếc bánh nơi đây không chỉ mang hương vị riêng của vùng miền mà nó còn thể hiện sự khéo léo, tinh tế của các nghệ nhân, những người gắn bó cả cuộc đời để lưu giữ nét cổ truyền của quê hương.Các hộ dân ở đây làm bánh tráng quanh năm nhưng cao điểm vào khoảng tháng 11 âm lịch trở đi. Dịp này, người người, nhà nhà đều bận rộn, mỗi người mỗi công đoạn, người tráng, người phơi, người gỡ bánh để đáp ứng kịp thời lượng bánh phục vụ Tết Nguyên đán.Hai người trong gia đình chị Phạm Thị Nên tráng trung bình một ngày 2.000 cái, tháng tết thì xấp xỉ 3.000 cái, nhà chị tráng chủ yếu bánh mặn và bánh lạt. Chị cho biết, 1 chục bánh...
Trong vùng có khoảng 7 hộ sử dụng máy tráng bánh. Trời hửng nắng cũng là lúc làng bánh phồng bắt đầu một ngày làm việc mới, từ đầu đường, hương thơm của mùi bánh đã tỏa ra ngào ngạt rồi tiếng cười nói rôm rả của các nghệ nhân như thêm gia vị cho những ngày cận tết. Khác với những làng nghề truyền thống khác, bánh phồng Phú Mỹ mang trong mình một hương vị đặc trưng riêng, ăn xong ai nấy cũng phải tấm tắc khen ngợi.Thời điểm tháng 11 âm lịch trở đi, các hộ dân bắt đầu đổ xô tráng bánh tết. Gia đình cô Huỳnh Thị Nữ, 66 tuổi có 10 nhân công làm quanh năm, trung bình một ngày tráng 3.000 – 4.000 cái, dịp tết nhu cầu thị trường tăng mạnh nên tráng lên 5.000 – 7.000 cái. Cô Nữ cho biết, hai tháng sát tết phải làm thêm giờ để kịp giao bánh cho các mối hàng vì số...
Từ cách làm truyền thốngTheo người dân làm nghề ở đây, bánh chỉ đơn thuần là gạo tẻ và muối, không cho thêm bất cứ phụ gia nào mà vẫn giữ được độ dẻo dai và hương vị đặc trưng, bánh đa nem ở đây nổi danh ngon, thơm dẻo. Vì vậy, bánh đa nem Ngự Câu được tiêu thụ khắp trong Nam ngoài Bắc. Làng Ngự Câu có truyền thống làm bánh đa nem hơn 40 năm nay, thương hiệu ngày càng được nhiều người biết đến, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.Những phên bánh được tráng đều xếp đầy các con ngõỞ Ngự Câu bây giờ vẫn còn nhiều nhà giữ cách làm truyền thống, họ thường tráng bánh lên phên tre được đan sẵn, trước khi tráng sẽ quét thêm lớp mỡ hoặc dầu ăn để bánh không bị dính và lúc khô sẽ dễ bóc hơn.Với cách làm này, dân làng sẽ đem...
Thời điểm giáp Tết Nguyên đán cũng là lúc các hộ dân ở đây bận bịu nhất, họ vừa phải bán hết số hoa còn tồn lại trong vườn, vừa chuẩn bị cho vụ hoa mới phục vụ Tết. Để cúc vàng ra hoa đẹp, người trồng hoa phải ngắt nụ hỏng, nụ bị đen.Hàng ngày, người dân ở đây vẫn tranh thủ đem hoa ra chợ bán cùng rau để kiếm thêm thu nhập.Cấy mầm hoa cúc vàngHoa cúc vàng được trồng nhiều ở đây với những luống hoa dài, dày dặn trông rất đẹpRồi cả cúc trắngNgoài cúc vàng còn có cúc tímHệ thống đèn chiếu sáng giúp người dân có thể chăm sóc cây bất kỳ lúc nào.Mặc dù trời rét nhưng việc đảm bảo lượng nước cần thiết cho hoa vẫn được duy trì. Những hôm quá rét thì người dân sẽ phủ một lớp nilon lên các luống hoaThu hoạch hoa cúc vàng cũng có cách riêng, hoa...
Từ vài năm trở lại đây, những hàng bán ngô luộc đã trở nên quen thuộc trên đoạn QL 7 qua xóm 1, xã Tường Sơn. Ảnh: Hữu ViĐây đều là những hộ nông dân trồng ngô ở xóm 1 xã Tường Sơn . Mỗi hộ có vài ba sào ngô đang vào vụ thu hoạch ngô non. Công việc của những hộ nông dân bắt đầu từ mờ sáng đến hơn chiều muộn. Chỉ cần một chiếc ô hoặc dựng một chiếc lều tạm ngay cổng nhà mình là có ngay một gian hàng ngô luộc mời chào khách. Một chiếc nồi quân dụng khói nghi ngút tỏa mùi hương thơm lừng trên bếp lửa đỏ rực.Chị Hoàng Thị Thắm xem việc bán ngô luộc là nguồn phụ thu thêm vào cho gia đình. Ảnh: Hữu ViChị Hoàng Thị Thắm một người bán ngô luộc ở xóm 1 xã Tường Sơn cho biết: “Nhà có 2 sào ngô cứ đến vụ thu hoạch lại đem luộc bán. Mỗi ngày bán từ...
Xóm Hồi Trinh đang có 30 ha thả, trồng loài rau nhút ngon nức tiếng. Rau nhút đã mang lại cuộc sống ấm no cho gần 20 hộ dân chuyên canh loại rau đặc sản lớn nhanh như thổi này. Nhiều người không quá lời khi gọi xóm Hồi Trinh là “vương quốc” rau nhút.Dân ấp Hồi Trinh tất bật thu hái rau nhút giao cho thương lái. Ảnh: Thành Hiệp. Dễ trồng, dễ chăm, giá bán ổn địnhÔng Nguyễn Văn Thảo, Chủ tịch UBND xã Xuân Hiệp phấn khởi kể: “ Đây là vùng đất rất phù hợp với rau nhút nên cho năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Từ đó rau nhút Hồi Trinh đã có mặt thường xuyên tại thị trường TP. HCM, khắp tỉnh Vĩnh Long và một số tỉnh lân cận”.Người dân xóm Hồi Trinh nhiều năm nay phấn khởi bởi ăn nên làm ra nhờ thả rau nhút. Theo những hộ dân chuyên canh rau nhút xóm Hồi...
Address: Tòa nhà Minh Long, 38 Bà Huyện Thanh Quan,Quận 1, Hồ Chí Minh
Phone: 0919.052.589
Email: [email protected]
Sitemap | Copyright © 2018 - All rights reserved.